BỆNH MỐC SƯƠNG HẠI DƯA

Hiện nay các loại dưa được trồng với diện tích khá lớn ở Việt Nam, bởi đây là những loại cây có giá trị kinh tế cao. Các loại dưa đang được xã hội tiêu thụ với lượng lớn và thường xuyên dưới dạng rau - quả.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, nhà nông thường phải đối mặt với nhiều loài bệnh hại. Trong đó, bệnh mốc sương (có nơi gọi sương mai) là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm nhất với dưa. Bệnh mốc sương đã gây mất mùa, làm tăng chi phí và cản trở sản xuất dưa của nhiều vùng.

Triệu chứng và tác hại: Trên lá, lúc đầu bệnh làm lá thâm tái và teo tóp lại, sau đó bị khô đi. Trong điều kiện ẩm thấp, nơi vết bệnh mới, được phủ nhẹ một lớp nấm trắng mỏng, đặc biệt mặt dưới lá, sau đó lá và các bộ phận tiếp giáp của cây cũng bị thối đen và ướt. Bệnh rất dễ lan rộng và làm vườn dưa bị thối lụi từng mảng.

Trên trái, vết bệnh thường có hình bầu dục và trong điều kiện ẩm thấp thì vết bệnh được phủ nhẹ một lớp nấm trắng, sau đó quả sẽ bị thối. Bệnh không những gây thối quả khi dưa còn ở trên đồng, mà còn tiếp tục gây hại trong quá trình vận chuyển và lưu giữ sau thu hoạch.

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh do nấm Phytophthora sp. gây ra.

Điều kiện phát sinh phát triển:

- Trước khi trồng, vườn không được vệ sinh tàn dư cây vụ trước.

- Vườn đã được trồng dưa và các cây cùng ký chủ liên tục, hoặc được trồng gần vườn cà chua, khoai tây, hay một số cây trồng cạn khác như dưa, cà, ớt…

- Gieo trồng bằng giống nhiễm, trồng với mật độ dày, bón phân bị dư đạm, thiếu phân hữu cơ và vi lượng, nên vườn cây rậm rạp.

- Quản lý nước không tốt, làm vườn thường xuyên ẩm thấp.

- Vụ Đông Xuân thường có nhiệt độ mát hoặc hơi lạnh, ẩm độ không khí cao, ít nắng, đêm sương mù nhiều là điều kiện tối ưu cho bệnh phát triển…

Các biện pháp phòng trừ hiệu quả:

- Vệ sinh và tiêu hủy tàn tích bệnh hại trên ruộng vườn trước khi trồng, nhất là vụ trước đã trồng các cây cùng ký chủ như dưa, cà chua, khoai tây, ớt…

- Tìm giống kháng bệnh để trồng.

- Trồng với mật độ thích hợp, tránh trồng quá dày, dễ gây rậm rạp và ẩm thấp trong vườn.

- Lên luống cao, phủ màng và tưới tiêu nước hợp lý để vườn không bị ẩm thấp thường xuyên.

- Bón phân cân đối, có đủ hữu cơ, bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng để giúp tăng sức đề kháng của cây như sử dụng phân bón lá ở giai đoạn hoa quả.

- Luân canh với cây trồng khác nếu vườn thường xuyên trồng dưa, cà chua, khoai tây.

- Khi điều kiện thời tiết âm u ít nắng, sương mù nhiều, không khí ẩm thấp và mát, thì cần phòng ngừa trước bằng các loại thuốc phòng và đặc trị.

- Nên phun 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày khi bệnh chớm xuất hiện trên đồng.

TS NGUYỄN MINH TUYÊN

Tin tức khác

Gần 1 triệu đồng một ký cơm sầu riêng, chỉ nhà giàu Việt mới dám ăn

Gần 1 triệu đồng một ký cơm sầu riêng, chỉ nhà giàu Việt mới dám ăn

30/03/2024 Điều gì khiến cơm sầu riêng tại chợ Hà Nội vọt lên 850.000 đồng/kg trong khi loại trái cây này của nước ta có sản lượng lên tới hơn 1 triệu tấn mỗi năm?
EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

08/04/2024 Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường này.
1.400ha lúa đông xuân muộn ngoài kế hoạch bị nhiễm mặn

1.400ha lúa đông xuân muộn ngoài kế hoạch bị nhiễm mặn

Đến nay, Sóc Trăng đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt, tuy nhiên diện tích lúa đông xuân muộn nằm ngoài kế hoạch của địa phương có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Nhiều diện tích lúa đông xuân bị nhiễm sâu bệnh

Nhiều diện tích lúa đông xuân bị nhiễm sâu bệnh

Sở NN-PTNT Vĩnh Long cho biết, từ đầu tháng 2 trên địa bàn tỉnh có 4.994ha lúa đông xuân bị nhiễm sâu bệnh, chủ yếu gây hại trên trà lúa làm đòng đến chắc xanh