Cà phê cảnh quan tạo khác biệt cho nông nghiệp Tây Nguyên

Những ý tưởng hỗ trợ kỹ thuật của Dự án VnSAT như thiết kế vườn trồng cà phê cảnh quan; phát triển cà phê đặc sản giúp nâng tầm thương hiệu cà phê Tây Nguyên.

Thương hiệu cà phê cảnh quan của Dự án VnSAT

Ông Đặng Minh Cường, Phó Giám đốc phụ trách Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) cho biết, Dự án VnSAT thực hiện nhiều nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cấp Trung ương nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Dự án và của ngành nông nghiệp (như dịch vụ khuyến nông, sản xuất giống, quản lý giống, quy hoạch, chế biến, ban hành chính sách, giám sát khí phát thải...) đối với ngành hàng cà phê và lúa gạo.

Vừa qua, Ban quản lý Trung ương Dự án VnSAT đã họp trực tuyến để đánh giá kết quả hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho Dự án. Ảnh: Minh Phúc.

Vừa qua, Ban quản lý Trung ương Dự án VnSAT đã họp trực tuyến để đánh giá kết quả hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho Dự án. Ảnh: Minh Phúc.

Một số hoạt động hỗ trợ kỹ thuật đóng góp trực tiếp vào kết quả đầu ra của Dự án. Cụ thể, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã vận dụng phương pháp tiếp cận cảnh quan và các định hướng phát triển cảnh quan cà phê tại 5 tỉnh Tây Nguyên.

Việc triển khai các mô hình canh tác cà phê cảnh quan của Dự án VnSAT tại tỉnh Đắk Nông đã được Tập đoàn Pan tham gia vào chuỗi liên kết, đưa ra thị trường trong nước dưới mẫu mã bao bì gắn với thương hiệu cà phê cảnh quan Dự án VnSAT. Sản phẩm đang được đưa vào chiến dịch truyền thông và quảng bá thương hiệu không chỉ trong nước mà hướng tới thị trường xuất khẩu.

Cũng theo ông Đặng Minh Cường, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật của Dự án VnSAT nhằm xây dựng Đề án phát triển cà phê đặc sản, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã được Bộ NN-PTNT phê duyệt Đề án cà phê đặc sản tại Việt Nam tại Quyết định số 1392/QĐ-BNN-TT ngày 2/4/2021.

“Trong quá trình triển khai, rất nhiều HTX, doanh nghiệp, địa phương và Hiệp hội Cà phê đã liên hệ với chúng tôi để tiếp cận các kết quả nghiên cứu và tài liệu liên quan đến phát triển cà phê đặc sản”, TS. Nguyễn Quang Dũng, Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp chia sẻ.

Nòng cốt lan tỏa tái canh cà phê

Bà Đinh Thị Tiếu Oanh (Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên - WASI) cho biết, nhằm hỗ trợ triển khai chương trình tái canh cây cà phê, trong khuôn khổ Dự án VnSAT, Viện đã triển khai nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản xuất, quản lý hoạt động sản xuất giống cà phê và xây dựng các mô hình tái canh cà phê bền vững chuyển giao cho các vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên.

Dự án VnSAT đã để lại dấu ấn đậm nét trong việc tạo sự lan tỏa sâu rộng phong trào tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: MP.

Dự án VnSAT đã để lại dấu ấn đậm nét trong việc tạo sự lan tỏa sâu rộng phong trào tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: MP.

Các sản phẩm tiêu biểu của nhiệm vụ này là quy trình canh tác cà phê chè; 11 mô hình tái canh ngay cà phê không luân canh đạt hiệu quả, tỷ lệ cây chết, vàng lá dưới 10% ở 5 tỉnh Tây Nguyên; 2 mô hình tái canh cà phê chè tại Lâm Đồng và Kon Tum…

Các sản phẩm của nhiệm vụ này đã được Dự án gửi cho 5 tỉnh Tây Nguyên để cập nhật vào chương trình đào tạo của các tỉnh. Đặc biệt, Dự án đã chuyển giao 10ha mô hình tái canh cà phê vối thành công tại 5 tỉnh tây Nguyên. Trong đó, 6ha mô hình kế thừa tại Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây chết, vàng lá dưới 5%, năng suất vụ 2020 đạt từ 4,05 - 4,67 tấn nhân/ha, hiệu quả kinh tế tăng so với các vườn đối chứng 12,5 - 28,3%.

Ngoài ra, hai mô hình tái canh cà phê chè sau 40 tháng trồng có tỷ lệ cây bị vàng lá, cây chết ở mức thấp (2,8 - 5,8%) so với các vườn đối chứng (từ 6,4 - 9,6%); năng suất năm 2020 đạt 2,91% tấn nhân/ha, hiệu quả kinh tế của mô hình cao hơn 27% so với các vườn đối chứng.

Ngoài ra, WASI còn xây dựng vườn sản xuất hạt giống cà phê vối lai TRS1 tại các tỉnh Gia Lai và Kon Tum; xây dựng quy trình kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, chế biến cà phê nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch…

Các đơn vị khoa học tham gia Dự án VnSAT đã cung ứng nguồn giống đảm bảo năng suất, chất lượng cho tái canh cà phê tại Tây Nguyên. Ảnh: TĐ.
Các đơn vị khoa học tham gia Dự án VnSAT đã cung ứng nguồn giống đảm bảo năng suất, chất lượng cho tái canh cà phê tại Tây Nguyên. Ảnh: TĐ.

Kết quả, vườn sản xuất hạt giống cà phê vối lai TRS1 tại các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum đã bước vào giai đoạn kinh doanh, được chuyển giao cho các cơ quan quản lý địa phương góp phần phân phối hạt giống cho nông dân tại chỗ, đáp ứng được nhu cầu hạt giống tốt phục vụ tái canh cho người dân trong vùng, giảm chi phí đầu tư cây giống.

“Đây là các cơ sở sản xuất và cung cấp hạt giống uy tín và đảm bảo chất lượng giúp người trồng cà phê tiếp cận các tiến bộ giống mới”, bà Đinh Thị Tiếu Oanh nhấn mạnh.

Đặc biệt, Dự án VnSAT đã chuyển giao 4 mô hình trình diễn tái canh ngay cà phê vối không luân canh tại 4 tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng và Đắk Nông. Vườn cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, sau 42 tháng trồng đạt 3,08 tấn nhân/ha, tăng 8,6% so với đối chứng. Sau 54 tháng trồng (vụ kinh doanh 2) đạt trung bình 4,57 tấn nhân/ha, tăng 22,6% so với đối chứng.

Các giống cà phê vối mới và các biện pháp kỹ thuật tái canh tổng hợp mới gồm: Việc dùng thuốc có hoạt chất được phép sử dụng cho thấy đạt hiệu quả cao trong phòng trừ tuyến trùng, tăng độ đồng đều vườn cây, tỷ lệ sống của cây trồng dặm đạt 94,9%; xử lý định kỳ các loại thuốc hoá học vào đầu mùa mưa kết hợp chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng và nấm do cà phê tái canh kiến thiết cơ bản cho kết quả phòng trừ tốt hơn so với vườn đối chứng chỉ xử lý cây khi có biểu hiện bệnh, góp phần sản xuất bền vững cà phê.

Hình thành các HTX cà phê kiểu mẫu

Nhờ sự hỗ trợ của Dự án VnSAT, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) đã phối hợp với các địa phương tư vấn, hỗ trợ xây dựng được 2 mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới, hoạt động hiệu quả theo Luật HTX năm 2012 và tham gia liên kết chuỗi giá trị sản phẩm cà phê bền vững ở Tây Nguyên. Sau khi kết thúc Dự án, cả 2 mô hình HTX trở thành mô hình HTX kiểu mẫu để các địa phương tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng trong thời gian tới.

Vườn nhân chồi cà phê vối của Dự án VnSAT do WASI triển khai. Ảnh: MP.

Vườn nhân chồi cà phê vối của Dự án VnSAT do WASI triển khai. Ảnh: MP.

Ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Cây lương thực và Cây thực phẩm (Cục Trồng trọt) cho biết, trong khuôn khổ Dự án VnSAT, những năm qua, Cục đã tăng cường quản lý chất lượng giống cà phê phục vụ tái canh giai đoạn 2018 - 2020.

Kết quả kiểm tra công tác quản lý giống tại các tỉnh và các đề xuất kiến nghị là cơ sở cho các tỉnh thực hiện công tác quản lý giống cà phê của các cơ quan chức năng và tuân thủ các quy định của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Đến nay, 51 vườn ươm giống cà phê đạt chuẩn đã được công nhận, cung cấp khoảng 12 triệu cây giống phục vụ tái canh.

Đặc biệt, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn đã xây dựng trang web và thông tin ngành hàng lúa gạo và cà phê thuộc Dự án VnSAT. Qua đó cập nhật thông tin sản xuất, thương mại, giá cả, chính sách, tin quốc tế của ngành hàng cà phê và lúa gạo.

Để làm được điều đó, Viện đã xây dựng mạng lưới cộng tác viên cung cấp thông tin thị trường trong nước hàng ngày của 8 tỉnh liên quan đến lúa gạo ở ĐBSCL và 5 tỉnh liên quan đến cà phê ở Tây Nguyên. Bản tin phân tích thị trường hàng tuần, tháng, quý và năm của ngành hàng lúa gạo, cà phê, rau quả được gửi tới người dùng thông qua email và đăng lên website, hệ thống gửi tin nhắn SMS hàng ngày.

Sự vào cuộc của nhiều cơ quan, đơn vị của Bộ NN-PTNT đã giúp Dự án VnSAT triển khai đảm bảo hiệu quả, có sự lan tỏa thiết thực ra sản xuất cà phê. Ảnh: TĐ.
Sự vào cuộc của nhiều cơ quan, đơn vị của Bộ NN-PTNT đã giúp Dự án VnSAT triển khai đảm bảo hiệu quả, có sự lan tỏa thiết thực ra sản xuất cà phê. Ảnh: TĐ.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng đã xây dựng tài liệu và mở lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững và tái canh cà phê. Qua đó, các cán bộ khuyến nông của các tỉnh được cập nhật kỹ thuật mới nhất và các kỹ năng đứng lớp để triển khai các lớp tập huấn FFS tại địa phương.

Ngoài ra, các phóng sự, bài báo về Dự án của nhiệm vụ truyền thông khuyến nông cấp Trung ương về sản xuất cà phê bền vững, tái canh cà phê và sản xuất lúa gạo bền vững đã được Ban quản lý Dự án tại các tỉnh sử dụng để làm công tác truyền thông trong tỉnh, góp phần nâng cao hình ảnh và thương hiệu Dự án; nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về sản xuất cà phê, lúa gạo bền vững.

Ông Cao Thăng Bình, Chủ nhiệm Dự án VnSAT (đại diện Ngân hàng Thế giới) đánh giá cao các sản phẩm, tài liệu thuộc các nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật của Dự án VnSAT. Đặc biệt, ông ấn tượng với các mô hình cà phê cảnh quan, cà phê đặc sản, tái canh cà phê trên nền đất không luân canh; các giải pháp kỹ thuật nhằm kiểm soát bệnh tuyến trùng trên cà phê. Qua đó, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế và xây dựng thương hiệu cho cà phê Tây Nguyên nói riêng, cà phê Việt Nam nói chung.


Tin tức khác

‘Hạt ngọc’ Việt ‘ôm’ về 4 tỷ USD, nhiều đơn hàng rất lớn ở Đông Nam Á

‘Hạt ngọc’ Việt ‘ôm’ về 4 tỷ USD, nhiều đơn hàng rất lớn ở Đông Nam Á

19/09/2024 - ‘Hạt ngọc’ của Việt Nam đang rất đắt khách ở các quốc gia Đông Nam Á, doanh nghiệp ký được những đơn hàng xuất khẩu rất lớn. Nhờ đó, nước ta đã thu về hơn 4 tỷ USD.
Ninh Thuận - Chuyển đổi sản xuất lúa từ 3 vụ sang 2 vụ/năm để tăng sức khỏe đất

Ninh Thuận - Chuyển đổi sản xuất lúa từ 3 vụ sang 2 vụ/năm để tăng sức khỏe đất

Không chỉ cho năng suất cao, giảm nhiều chi phí mà việc chuyển đổi từ 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm còn giúp đất nghỉ, phục hồi độ phì nhiêu.
Trung Quốc làm sầu riêng nhiều năm thất bại, Việt Nam xuất khẩu thu loạt kỷ lục

Trung Quốc làm sầu riêng nhiều năm thất bại, Việt Nam xuất khẩu thu loạt kỷ lục

Người Trung Quốc cuồng ăn sầu riêng nhưng trồng nhiều năm vẫn thất bại. Việt Nam thành công xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này giúp nông dân trồng loại cây “1 vốn 5 lời” thu loạt kỷ lục.
Xuất khẩu sầu riêng dự kiến khoảng trên 3 tỷ USD

Xuất khẩu sầu riêng dự kiến khoảng trên 3 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm 2024 của Việt Nam dự kiến khoảng trên 3 tỷ USD; riêng 6 tháng đầu năm giá trị đạt trên 1,3 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ 40%.