Cần cân nhắc khi áp thuế đồng loạt 5% với phân bón vô cơ xuất khẩu

Hiệp hội Phân bón Việt Nam vừa có văn bản phản hồi Bộ Tài chính liên quan tới dự thảo áp dụng đồng loạt thuế xuất khẩu 5% đối với phân bón vô cơ.

Nếu áp dụng đồng loạt mức thuế 5% cho sản phẩm phân bón vô cơ xuất khẩu thì sản phẩm NPK và DAP chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Nếu áp dụng đồng loạt mức thuế 5% cho sản phẩm phân bón vô cơ xuất khẩu thì sản phẩm NPK và DAP chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Ảnh hưởng mạnh đến ngành sản xuất NPK, DAP

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, phân bón vô cơ có nhiều chủng loại, như urea, phân bón chứa lân (DAP, MAP, lân nung chảy, lân supe), NPK... nên để đánh giá, phân tích cũng phụ thuộc vào từng loại.

Theo mục 4 khoản 4 Nghị định 122/2016/NĐ-CP năm 2016 của Chính phủ, các mặt hàng nhóm 31.01, 31.02, 31.03, 31.04, 31.05 nếu có tỷ lệ tài nguyên khoáng sản và chi phí năng lượng từ 51% giá thành sản phẩm trở lên sẽ áp dụng mức thuế xuất khẩu 5%, còn dưới 51% mức thuế xuất khẩu sẽ là 0%.

Hiện các sản phẩm urea đang thuộc nhóm áp thuế xuất khẩu 5%. Do đó, việc áp dụng thuế xuất khẩu 5% cho các loại phân bón vô cơ không phân biệt tỷ lệ giá trị tài nguyên, khoáng sản không ảnh hưởng đến xuất khẩu phân bón urea. Ngoài ra, phân bón chứa lân cũng nằm trong nhóm đang chịu thuế xuất khẩu 5% nên không bị ảnh hưởng nếu áp dụng quy định mới.

Tuy nhiên, phân NPK lại đang thuộc nhóm hàng 31.05, chịu thuế xuất khẩu 0%. Do đó, việc áp thuế xuất khẩu 5% sẽ ảnh hưởng lớn đối với ngành sản xuất phân bón NPK do sản phẩm NPK đang dư thừa công suất.

Dù có nhiều ưu điểm nhưng nếu áp dụng đồng loạt mức thuế xuất khẩu 5% lên phân bón vô cơ có thể gây ra tác dụng ngược.

Dù có nhiều ưu điểm nhưng nếu áp dụng đồng loạt mức thuế xuất khẩu 5% lên phân bón vô cơ có thể gây ra tác dụng ngược.

Ngoài ra, khi áp thuế xuất khẩu 5% sẽ ảnh hưởng lớn đến sự cạnh tranh với các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan nếu xuất khẩu vào các nước trong khu vực (Campuchia, Lào, Myanmar,...). Tương tự NPK, nhóm phân bón DAP cũng đang chịu thuế xuất khẩu 0%, sẽ bị ảnh hưởng nếu áp dụng quy định mới.

Cần chính sách linh hoạt

Hiệp hội Phân bón cho rằng, việc áp thuế xuất khẩu 5% chỉ nên áp dụng tạm thời trong những thời điểm nhất định khi nguồn cung thiếu hụt, giá thế giới tăng quá cao. Bên cạnh đó, phân bón vô cơ gồm nhiều chủng loại, mỗi loại có đặc điểm riêng về nguyên liệu, thị trường, cân đối cung cầu,... nên cần những đánh giá và áp dụng riêng thuế xuất với từng chủng loại.

"Việc áp thuế xuất khẩu 5% đối với phân bón NPK sẽ ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này do hiện nay trong nước đang dư thừa công suất, giảm sức cạnh tranh do giá sẽ tăng từ 30 - 60 USD/tấn, phải cạnh tranh với phân bón cùng chủng loại từ Trung Quốc, Thái Lan... tại các nước trong khu vực và trên thế giới", ông Phùng Hà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam chia sẻ.

Theo Bộ Tài chính, việc thống nhất thuế xuất khẩu 5% sẽ góp phần tăng thu ngân sách từ phân bón, nhưng Hiệp hội Phân bón Việt Nam lại cho rằng, mục tiêu trên chưa chắc đã thực hiện được, vì thuế xuất khẩu với urea (tương đối lớn) không thay đổi vẫn là 5%, còn nguồn thu từ xuất khẩu NPK có thể giảm vì sản lượng xuất khẩu NPK nguy cơ lớn sẽ giảm mạnh khi sức cạnh tranh yếu đi.

Do đó, Hiệp hội Phân bón kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, đánh giá và đề xuất mức thuế xuất khẩu riêng biệt cho từng loại phân bón một cách linh hoạt đàm bảo không làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Hiệp hội Phân bón Việt Nam và nhiều doanh nghiệp cho rằng cần có chính sách áp dụng thuế linh hoạt, cụ thể cho từng mặt hàng.

Hiệp hội Phân bón Việt Nam và nhiều doanh nghiệp cho rằng cần có chính sách áp dụng thuế linh hoạt, cụ thể cho từng mặt hàng.

Về lâu dài, Hiệp hội Phân bón kiến nghị Bộ Tài chính trình Quốc hội sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng để các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước được hoàn thuế giá trị gia tăng, cạnh tranh bình đẳng giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu.

Theo số liệu của Bộ NN-PTNT, hiện nay, cả nước có hơn 800 cơ sở sản xuất phân bón, đại đa số là các cơ sở sản xuất phân bón NPK với tổng công suất thiết kế trên 29 triệu tấn/năm. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng phân bón cho sản xuất nông nghiệp nước ta khoảng 11 triệu tấn/năm.

Hiện nay, các nhà máy sản xuất phân bón vô cơ (hay còn gọi là phân bón hóa học) đã sản xuất được hầu hết các loại phân bón chủ lực như: phân đạm, phân DAP, phân lân (supe lân, lân nung chảy), NPK... Năm 2021, sản xuất phân bón trong nước đạt khoảng 7,1 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2021, xuất khẩu phân bón nước ta đạt khoảng 1,28 triệu tấn, kim ngạch 559 triệu USD trong khi nước ta nhập khẩu phân bón các loại đạt 4,54 triệu tấn, kim ngạch hơn 1,4 tỷ USD.

Nguy cơ tác dụng ngược

Trước đề xuất của Bộ Tài chính về việc áp thuế suất 5% với mặt hàng phân bón xuất khẩu nhằm góp phần hạ nhiệt giá phân bón trong nước, ông Vũ Văn Bằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần DAP VINACHEM cho rằng, Chính phủ nên giữ nguyên, không tăng thuế thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.02, 31.03, 31.04, 31.05 tại Biểu thuế xuất khẩu.

Bởi theo ông Bằng, lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp này ở thị trường trong nước hiện cao nhất mới chỉ đạt 49% công suất thiết kế, do đó công ty bắt buộc phải thực hiện xuất khẩu.

Nếu tăng thuế để hạn chế xuất khẩu phân bón, ông Bằng khẳng định, chắc chắn giá thành sản xuất phân DAP sẽ tăng lên do bị tồn kho. Từ đó, cơ hội để giảm giá phân bón cho nông dân càng khó khăn thêm, thậm chí doanh nghiệp bắt buộc phải điều chỉnh tăng giá bán để bù đắp một phần giá thành tăng thêm.

Hiện, Công ty DAP Vinachem thực hiện xuất khẩu phân bón sẽ được hoàn phần thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với lượng xuất khẩu đó. Trong trường hợp không được xuất khẩu, giá thành sản xuất sẽ tăng thêm 2,4% và buộc phải hạch toán vào giá bán.

Chính vì những lý do này, việc đề xuất áp thuế xuất khẩu phân bón 5% theo ông Vũ Văn Bằng không những không làm giảm giá phân bón trong nước mà vô hình chung lại gây tác dụng ngược, vừa làm tăng giá thành, đồng thời giảm sức cạnh tranh của phân bón Việt Nam với các sản phẩm cùng loại của các nước khi xuất khẩu vào cùng một thị trường.


Tin tức khác

‘Hạt ngọc’ Việt ‘ôm’ về 4 tỷ USD, nhiều đơn hàng rất lớn ở Đông Nam Á

‘Hạt ngọc’ Việt ‘ôm’ về 4 tỷ USD, nhiều đơn hàng rất lớn ở Đông Nam Á

19/09/2024 - ‘Hạt ngọc’ của Việt Nam đang rất đắt khách ở các quốc gia Đông Nam Á, doanh nghiệp ký được những đơn hàng xuất khẩu rất lớn. Nhờ đó, nước ta đã thu về hơn 4 tỷ USD.
Ninh Thuận - Chuyển đổi sản xuất lúa từ 3 vụ sang 2 vụ/năm để tăng sức khỏe đất

Ninh Thuận - Chuyển đổi sản xuất lúa từ 3 vụ sang 2 vụ/năm để tăng sức khỏe đất

Không chỉ cho năng suất cao, giảm nhiều chi phí mà việc chuyển đổi từ 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm còn giúp đất nghỉ, phục hồi độ phì nhiêu.
Trung Quốc làm sầu riêng nhiều năm thất bại, Việt Nam xuất khẩu thu loạt kỷ lục

Trung Quốc làm sầu riêng nhiều năm thất bại, Việt Nam xuất khẩu thu loạt kỷ lục

Người Trung Quốc cuồng ăn sầu riêng nhưng trồng nhiều năm vẫn thất bại. Việt Nam thành công xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này giúp nông dân trồng loại cây “1 vốn 5 lời” thu loạt kỷ lục.
Xuất khẩu sầu riêng dự kiến khoảng trên 3 tỷ USD

Xuất khẩu sầu riêng dự kiến khoảng trên 3 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm 2024 của Việt Nam dự kiến khoảng trên 3 tỷ USD; riêng 6 tháng đầu năm giá trị đạt trên 1,3 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ 40%.