Đắk Lắk thiết lập vùng trồng sầu riêng 1.500ha phục vụ xuất khẩu sang Trung Quốc

Đắk Lắk hiện là tỉnh đứng thứ 2 cả nước về diện tích trồng sầu riêng, với trên 15.000 ha, sản lượng khoảng 150.000 tấn.

Sáng 26/7, tại TP Buôn Ma Thuột, Văn phòng SPS Việt Nam và Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk phối hợp tổ chức hội nghị "Xuất khẩu nông sản, thực phẩm Việt thích ứng trong bối cảnh kiểm soát nghiêm ngặt về phòng chống Sar-CoV-2, thực thi Lệnh 248 và 249 của Trung Quốc".

Đắk Lắk: Diện tích và sản lượng sầu riêng đứng thứ 2 cả nước - Ảnh 1.

TS Lê Thanh Hòa - Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam chia sẻ tại hội nghị về thích ứng với các điều kiện xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Tại hội nghị, TS Lê Thanh Hòa - Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, mặc dù có nhiều lợi thế về thuế nhưng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang gặp phải rào cản lớn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) như dư lượng hóa chất hay kiểm dịch động thực vật. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm thực phẩm vào thị trường Trung Quốc đều phải đăng ký với Tổng cục Hải quan nước này để nhận mã số, sau đó mới được phép xuất khẩu.

Để đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật của mình, phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành Lệnh 248 và Lệnh 249 về "Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu" và "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu" vào thị trường Trung Quốc.

Đắk Lắk: Diện tích và sản lượng sầu riêng đứng thứ 2 cả nước - Ảnh 2.

Men's Coffee - một trong những sản phẩm OCOP được trưng bày tại hội nghị

Tại hội nghị, TS Lê Thanh Hòa cùng các chuyên gia đã giải đáp, hướng dẫn những quy định cho các doanh nghiệp về việc thực hiện 2 lệnh 248, 249 của Trung Quốc.

Theo ông Lê Thanh Hòa, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc hiện nay cần có một hệ thống hoàn thiện, cả trong hồ sơ, quy trình sản xuất và giám sát các mối nguy. Nếu không giám sát được các mối nguy đó thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ mất mã số, không được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nữa nếu bị Tổng cục Hải quan nước này kiểm tra đột xuất.

Tại hội nghị, các chuyên gia cũng đã chia sẻ, hướng dẫn về canh tác an toàn cũng như quy trình thu hái, bảo quản và vận chuyển đối với 2 loại quả mới được phía Trung Quốc cho phép nhập khẩu từ Việt Nam là sầu riêng và chanh leo.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Trung Kiên - Giám đốc Công ty TNHH SXTM & DV Bazan Đỏ (Cư Kuin, Đắk Lắk) cho biết, việc tham gia hội nghị "Xuất khẩu nông sản, thực phẩm Việt thích ứng trong bối cảnh kiểm soát nghiêm ngặt về phòng chống Sar-CoV2, thực thi Lệnh 248 và 249 của Trung Quốc" lần này chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu được lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia về thị trường cũng như nắm bắt các quy định, thủ tục xuất nhập khẩu... Đồng thời, tránh được những rủi ro đáng tiếc giao thương trên thị trường quốc tế.

Đắk Lắk: Diện tích và sản lượng sầu riêng đứng thứ 2 cả nước - Ảnh 3.

Ông Vũ Đức Côn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Lăk thăm quan gian hàng trưng bày sản phẩm sầu riêng tại hội nghị

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Vũ Đức Côn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong những năm gần đây diện tích cây ăn quả của tỉnh liên tục tăng, đến năm 2022 đạt gần 43.000 ha với nhiều chủng loại, đối tượng như sầu riêng, bơ, chanh leo, chuối…

Đặc biệt, Đắk Lắk hiện là tỉnh đứng thứ 2 về diện tích trồng sầu riêng trên cả nước, với trên 15.000 ha, sản lượng khoảng 150.000 tấn.

"Ngành nông nghiệp Đắk Lắk đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) triển khai công tác tuyên truyền cho người dân nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm yêu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc; phổ biến hướng dẫn và cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói quả tươi phục vụ xuất khẩu. Đến nay, tỉnh đã thiết lập và xây dựng vùng trồng sầu riêng tập trung phục vụ xuất khẩu với tổng diện tích hơn 1.500 ha và 38 mã cơ sở đóng gói trên địa bàn. 

Nhưng để trái sầu riêng Đắk Lắk xuất khẩu sang Trung Quốc lâu dài, bền vững thì mỗi địa phương, doanh nghiệp, nông dân phải không ngừng nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp trong vận hành chuỗi giá trị để đáp ứng tốt các yêu cầu, quy định đề ra trong Nghị định thư", ông Côn nhấn mạnh.

Nguồn: https://danviet.vn/dak-lak-thiet-lap-vung-trong-sau-rieng-1500ha-phuc-vu-xuat-khau-sang-trung-quoc-20220726160548498.htm


Tin tức khác

Gần 1 triệu đồng một ký cơm sầu riêng, chỉ nhà giàu Việt mới dám ăn

Gần 1 triệu đồng một ký cơm sầu riêng, chỉ nhà giàu Việt mới dám ăn

30/03/2024 Điều gì khiến cơm sầu riêng tại chợ Hà Nội vọt lên 850.000 đồng/kg trong khi loại trái cây này của nước ta có sản lượng lên tới hơn 1 triệu tấn mỗi năm?
EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

08/04/2024 Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường này.
1.400ha lúa đông xuân muộn ngoài kế hoạch bị nhiễm mặn

1.400ha lúa đông xuân muộn ngoài kế hoạch bị nhiễm mặn

Đến nay, Sóc Trăng đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt, tuy nhiên diện tích lúa đông xuân muộn nằm ngoài kế hoạch của địa phương có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Nhiều diện tích lúa đông xuân bị nhiễm sâu bệnh

Nhiều diện tích lúa đông xuân bị nhiễm sâu bệnh

Sở NN-PTNT Vĩnh Long cho biết, từ đầu tháng 2 trên địa bàn tỉnh có 4.994ha lúa đông xuân bị nhiễm sâu bệnh, chủ yếu gây hại trên trà lúa làm đòng đến chắc xanh