Giá phân bón tăng, nông dân miền Tây sẽ áp dụng quy trình trồng lúa tiên tiến để giảm chi phí

Tại cuộc họp, ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, hiện nay giá phân bón tăng rất cao trong khi đó năng suất, giá bán lúa của người dân ĐBSCL khó để tăng thêm trong thời gian tới. Do đó, để người dân có lợi nhuận phải giảm chi phí sản xuất.

Nông dân miền Tây sẽ áp dụng quy trình trồng lúa tiên tiến giúp giảm chi phí trong bối cảnh giá phân bón tăng cao - Ảnh 1.

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt phát biểu tại cuộc họp triển khai thực hiện quy trình kỹ thuật giảm chi phí trồng lúa cho các địa phương vùng ĐBSCL. Ảnh: Huỳnh Xây

Cũng vì lí do trên, theo ông Tùng, trên cơ sở các quy trình kỹ thuật giảm chi phí trồng lúa của các địa phương và doanh nghiệp, cũng như các khuyến cáo, ý kiến của các nhà khoa học, Cục Trồng trọt đã đưa ra quy trình kỹ thuật giảm chi phí trồng lúa cho các địa phương vùng ĐBSCL.

Quy trình kỹ thuật giảm chi phí trồng lúa cho các địa phương vùng ĐBSCL bao gồm nhiều công đoạn, áp dụng cho các vụ lúa trong năm như: làm đất, chuẩn bị giống, phân bón, quản lý nước tiết kiệm, quản lý dịch hại, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch,...

Tùy theo từng vụ, điều kiện sinh thái, thời tiết và từng giống, quy trình kỹ thuật trồng lúa giảm chi phí yêu cầu không gieo sạ quá 80kg/ha đối với sạ lan (bằng tay, máy phun hạt) và không quá 60kg/ha đối với sạ hàng, sạ theo cụm (khóm). Lượng giống gieo sạ được quan tâm nhất, bởi giảm lượng giống sẽ kéo theo giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Nông dân miền Tây sẽ áp dụng quy trình trồng lúa tiên tiến giúp giảm chi phí trong bối cảnh giá phân bón tăng cao - Ảnh 2.

Quy trình kỹ thuật giảm chi phí trồng lúa yêu cầu không gieo sạ quá 80kg/ha đối với sạ lan (bằng tay, máy phun hạt) và không quá 60kg/ha đối với sạ hàng, sạ theo cụm (khóm). Ảnh: Huỳnh Xây

Phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương ĐBSCL đánh giá cao quy trình kỹ thuật giảm chi phí trồng lúa mà Cục Trồng trọt đưa ra. Đồng thời, cho rằng đây là quy trình trồng lúa tiên tiến, có thể giảm 15% chi phí trong sản xuất lúa theo tính toán sơ bộ.

Ngành nông nghiệp các địa phương ĐBSCL sẽ nhanh chóng tuyên truyền, triển khai đến bà con nông dân, hợp tác xã thực hiện. Để đạt hiệu quả cao, ngành nông nghiệp các địa phương sẽ đưa quy trình nói trên vào các chương trình khuyến nông hỗ trợ nông dân triển khai.

Theo Cục Trồng trọt, các địa phương không triển khai cứng nhắc, tùy theo điều kiện sản xuất của từng vùng sẽ có cách áp dụng quy trình kỹ thuật giảm chi phí trồng lúa tại vùng ĐBSCL khác nhau, tuy nhiên phải bám theo quy trình chung.

Tới đây, Cục Trồng trọt sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá và điều chỉnh quy trình kỹ thuật trồng lúa giảm chi phí nói trên cho phù hợp hơn. Đồng thời, nghiên cứu, ban hành thêm một số quy trình giảm chi phí sản xuất đối với các loại cây trồng chủ lực khác ở ĐBSCL.

Nguồn: https://danviet.vn/nong-dan-mien-tay-se-ap-dung-quy-trinh-trong-lua-tien-tien-giup-giam-chi-phi-phan-bon-20220426145128875.htm


Tin tức khác

‘Hạt ngọc’ Việt ‘ôm’ về 4 tỷ USD, nhiều đơn hàng rất lớn ở Đông Nam Á

‘Hạt ngọc’ Việt ‘ôm’ về 4 tỷ USD, nhiều đơn hàng rất lớn ở Đông Nam Á

19/09/2024 - ‘Hạt ngọc’ của Việt Nam đang rất đắt khách ở các quốc gia Đông Nam Á, doanh nghiệp ký được những đơn hàng xuất khẩu rất lớn. Nhờ đó, nước ta đã thu về hơn 4 tỷ USD.
Ninh Thuận - Chuyển đổi sản xuất lúa từ 3 vụ sang 2 vụ/năm để tăng sức khỏe đất

Ninh Thuận - Chuyển đổi sản xuất lúa từ 3 vụ sang 2 vụ/năm để tăng sức khỏe đất

Không chỉ cho năng suất cao, giảm nhiều chi phí mà việc chuyển đổi từ 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm còn giúp đất nghỉ, phục hồi độ phì nhiêu.
Trung Quốc làm sầu riêng nhiều năm thất bại, Việt Nam xuất khẩu thu loạt kỷ lục

Trung Quốc làm sầu riêng nhiều năm thất bại, Việt Nam xuất khẩu thu loạt kỷ lục

Người Trung Quốc cuồng ăn sầu riêng nhưng trồng nhiều năm vẫn thất bại. Việt Nam thành công xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này giúp nông dân trồng loại cây “1 vốn 5 lời” thu loạt kỷ lục.
Xuất khẩu sầu riêng dự kiến khoảng trên 3 tỷ USD

Xuất khẩu sầu riêng dự kiến khoảng trên 3 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm 2024 của Việt Nam dự kiến khoảng trên 3 tỷ USD; riêng 6 tháng đầu năm giá trị đạt trên 1,3 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ 40%.