Giá thanh long Bình Thuận đang tăng, nhưng một lần nữa nông dân trồng loại trái cây này lại nói "nhưng"

Ngày 8/6, trao đổi với Báo điện tử Dân Việt, ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận cho biết, giá thanh long hiện nay đang dao động 18.000-22.000 dồng/kg nhưng sản lượng trái chín không nhiều.

Cũng theo ông Phan Văn Tấn, dự kiến từ nay đến đầu tháng 7 sản lượng thanh long ước tính trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn khoảng 70.000 tấn.

Bình Thuận: Giá thanh long đã tăng, hiện khoảng 22.000 đồng/ký nhưng thiếu hàng bán - Ảnh 1.

Chế biến thanh long ruột đỏ ở Bình Thuận. Ảnh: Tô Thanh Long.

Giá thanh long tăng nhưng ít hàng

Theo Hiệp Hội thanh long tỉnh Bình Thuận, từ cuối tháng 5 đến nay trái thanh long ở Bình Thuận đang được thương lái tìm mua với mức giá ổn định, có lúc lên 23.000 đồng/kg. Giá thanh long tăng là do hiện đã vào thời điểm giao mùa, vào mùa vụ mới nên đứt lứa, lượng trái tại các vườn chưa nhiều hoặc không kịp chín…

Theo ghi nhận của Dân Việt, nhiều nông dân cảm thấy tiếc với giá thanh long như hiện nay nhưng không có hàng bán. Mức giá cụ thể thời gian qua như thanh long xuất khẩu loại 300 - 350 gram/trái trở lên, tai đẹp được thu mua với giá từ 20.000 – 23.000 đồng/kg, loại trái không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu giá thấp hơn.

Một thương lái chuyên thu mua thanh long ở Bình Thuận cho biết, với mức giá thu mua trên 20.000 đồng/kg hiện nay cao gấp nhiều lần so với lứa thanh long chong đèn nghịch vụ năm 2021. Theo vị này, do 2 năm qua, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến thị trường xuất khẩu thanh long qua Trung Quốc bị hạn chế, thời điểm thấp nhất chỉ còn 1.000 – 2.000 đồng/kg.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, tính cuối năm 2021, diện tích thanh long của Bình Thuận có khoảng 33.750 ha với hơn 30 nghìn hộ nông dân tham gia sản xuất, thu mua, sơ chế, xuất khẩu thanh long. Sản lượng trái thanh long thu hoạch hàng năm khoảng 700.000 tấn và tạo việc làm thường xuyên cho 70-80 nghìn lao động. Giá trị xuất khẩu thanh long chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất cây ăn quả.

Tuy nhiên, gần 2 năm qua, do dịch Covid -19 khiến trái thanh long khó bán được khiến nhiều hộ nông dân đã phá bỏ vườn thanh long chuyển sang cây trồng khác. Việc này đã làm cho diện tích thanh long trên địa bàn giảm còn khoảng 29.830 ha (tính đến quý I/2022).  

Trong đó có huyện Hàm Thuận Nam giảm gần 230 ha, Bắc Bình khoảng 595 ha, Tuy Phong 30 ha, Hàm Tân 20 ha, TP. Phan Thiết 34 ha và Tánh Linh 28 ha... 

Một trong những địa phương có diện tích thanh long giảm là nhiều là huyện Hàm Thuận Bắc.

Theo thống kê của các đơn vị chức năng, diện tích thanh long đã trồng trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc trước đây là gần 9.325 ha nhưng hiện đang còn khoảng 7.533 ha (giảm hơn 1.790 ha). Việc giảm là do người dân bỏ không sản xuất hoặc chuyển sang trồng lúa, rau màu…).

Hiện tại các cơ quan chức năng huyện Hàm Thuận Bắc đang tăng cường thông tin, tuyên truyền đến người dân và khuyến cáo người trồng cân nhắc không vội vàng chặt phá hoặc bỏ mặc vườn thanh long. 

Mặc khác, các ngành khuyến nông cũng tư vấn cho bà con trồng thanh long duy trì sản xuất bằng cách tưới nước, cắt cỏ, bón phân hữu cơ với lượng tối thiểu để giữ màu xanh của thanh long. Khi tình hình thị trường ổn định thuận lợi sẽ tiếp tục đầu tư khai thác…

Bình Thuận: Giá thanh long đã tăng, hiện khoảng 22.000 đồng/ký nhưng thiếu hàng bán - Ảnh 3.

Một vườn thanh long ở Bình Thuận. Ảnh Tô Thanh Long

Trái thanh long được dán tem truy xuất nguồn gốc

Ngày 8/6, Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản chỉ đạo đến các sở, ban, ngành liên quan và địa phương trong tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.

Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở NNPTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng, bổ sung các chỉ tiêu về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Tập trung các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các vùng trồng, cơ sở đóng gói theo quy mô sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Thiết lập và đảm bảo các điều kiện kỹ thuật cần thiết đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác mở cửa thị trường; giải quyết các rào cản kỹ thuật và xử lý các thông báo không tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và phòng chống dịch Covid-19.

Văn bản yêu cầu Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận chú trọng tập huấn nông dân về quy trình canh tác theo hướng sử dụng vật tư đầu vào tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Ghi chép và hoàn thiện các hồ sơ liên quan trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu. 

Thực hiện các chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; áp dụng các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, duy trì chất lượng của vùng trồng, cơ sở đóng gói được cấp mã số…

Riêng các địa phương phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thiết lập và quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản. Tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện hiểu và nắm được các quy định về cấp, quản lý và sử dụng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói; hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói theo quy định.

Bình Thuận: Giá thanh long tăng khoảng 22.000 đồng/ký nhưng thiếu hàng bán - Ảnh 2.

Đóng gói thanh long ở Bình Thuận. Ảnh: KH - BTO

Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Thuận cũng đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản chủ động xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng quy định của nước nhập khẩu. Đảm bảo luôn duy trì tình trạng đáp ứng quy định của nước nhập khẩu tại vùng trồng, cơ sở đóng gói. 

UBND tỉnh đề nghị các doanh nghiệp chủ động có biện pháp bảo vệ mã số của mình, kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý khi có thay đổi thông tin liên quan đến vùng trồng, cơ sở đóng gói hay khi phát hiện vi phạm liên quan đến sử dụng mã số để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nguồn: https://danviet.vn/gia-thanh-long-binh-thuan-dang-tang-nhung-mot-lan-nua-nong-dan-lai-phai-noi-tu-nhung-20220608160255447.htm


Tin tức khác

Gần 1 triệu đồng một ký cơm sầu riêng, chỉ nhà giàu Việt mới dám ăn

Gần 1 triệu đồng một ký cơm sầu riêng, chỉ nhà giàu Việt mới dám ăn

30/03/2024 Điều gì khiến cơm sầu riêng tại chợ Hà Nội vọt lên 850.000 đồng/kg trong khi loại trái cây này của nước ta có sản lượng lên tới hơn 1 triệu tấn mỗi năm?
EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

08/04/2024 Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường này.
1.400ha lúa đông xuân muộn ngoài kế hoạch bị nhiễm mặn

1.400ha lúa đông xuân muộn ngoài kế hoạch bị nhiễm mặn

Đến nay, Sóc Trăng đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt, tuy nhiên diện tích lúa đông xuân muộn nằm ngoài kế hoạch của địa phương có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Nhiều diện tích lúa đông xuân bị nhiễm sâu bệnh

Nhiều diện tích lúa đông xuân bị nhiễm sâu bệnh

Sở NN-PTNT Vĩnh Long cho biết, từ đầu tháng 2 trên địa bàn tỉnh có 4.994ha lúa đông xuân bị nhiễm sâu bệnh, chủ yếu gây hại trên trà lúa làm đòng đến chắc xanh