Tác hại: Mọt đục lỗ vào thân, cành, tạo hầm, đẻ trứng, một ổ 30 – 50 trứng, trứng nở, mọt non tiếp tục đục khoét. Vết đục có màu đen, ướt do nấm fusarium cộng sinh trên cơ thể mọt. Mọt đục làm cành khô, dễ gãy.
Triệu chứng: Thân, cành có lổ đục, rỉ nhựa. Các vết đục trên thân, cành do mọt đục cành gây ra.
Bọ xít muỗi gây hại trên trái bơ non
Bọ xít muỗi (Helopeltis): Trứng và bọ xít muỗi non và thành trùng.
Bọ xít muỗi có hai loại màu nâu đỏ và xanh. Vòng đời khoảng một tháng, biến thái không hoàn toàn, ấu trùng có 5 tuổi, ấu trùng và thành trùng giống nhau về hình dạng, con cái đẻ 50 – 150 trứng trong mô cây trên thân, chồi hay lá non.
Tác hại: Bọ xít muỗi non và thành trùng chích hút lá non, phác hoa làm hoa khô, chích trái non làm trái rụng, trái già bị chai, trái nứt. Bọ xít trưởng thành hại nhiều hơn con non. Gây hại chủ yếu vào lúc sáng sớm hay chiều mát (sau 5 giờ chiều).
Phòng trừ vết chích do bọ xít muỗi trên lá: Tỉa cành thông thoáng. Xông khói xua đuổi. Phun thuốc các loại thuốc trừ sâu có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi để phòng trị.
Nhện hại trên lá và trái bơ non
Nhện (Oligonichus persia mite): Gây hại bằng cách chích hút nhựa trên lá, trái non. Phòng trị triệu chứng trên lá: Tỉa cành thông thoáng. Phun thuốc: có thể phun dầu khoáng hoặc các loại thuốc trừ sâu có tính tiếp xúc, vị độc, xông hơi. Phun nhiều nước, phun kỹ mặt dưới lá.
Bọ trĩ (Scirtothrips): Gây hại bằng cách chích hút nhựa trên lá, trái, bông. Triệu chứng trên lá có màu đồng. Da trái có triệu chứng "da cá sấu". Trên bông làm bông khô, rụng. Trái bị hại giảm cấp, nhưng thịt trái vẫn ăn được.
Phòng trị trái bị triệu chứng “da cá sấu” do bọ trĩ: Tỉa cành thông thoáng.
Rệp sáp (Cocuss sp): Đa ký chủ. Tác hại: Rệp chích hút nhựa, tiết nước bọt có độc tố, làm biến dạng mô phân sinh. Rệp bài tiết mật ngọt thu hút kiến, tạo điều kiện cho nấm bồ hống phát triển.
Sâu ăn lá, gặm quả: Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn. Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn núp dưới gốc cây, đêm đến bò ra phá hại.
Sâu cuốn lá (Gracilaria perciae): Bướm đẻ trứng trên lá non, trứng nở thành sâu, sâu nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ. Sâu làm nhộng trong các tổ lá, khoảng 5 - 7 ngày sau, vũ hóa.
Phòng trừ sâu cuốn lá, ăn lá và gặm quả: Phun thuốc có tính xông hơi, hay nội hấp.