Tập huấn, hướng dẫn đại lý buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm

ĐỒNG THÁP -  Hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu hỗ trợ nông dân tỉnh Đồng Tháp tiếp cận và được tập huấn về các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, trách nhiệm.  

Sáng 3/6, tại huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), Cục Bảo vệ thực vật, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp cùng Hiệp hội Croplife Việt Nam tổ chức buổi tập huấn hướng dẫn đại lý buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm. Buổi tập huấn thu hút sự quan tâm của trên 100 nông dân và đại lý bán buôn thuốc BVTV. Về phía Cục Bảo vệ thực vật có ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng đến dự.

Sáng 3/6, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp Sở NN-PTNT Đồng Tháp và Hiệp hội Croplife Việt Nam tổ chức tập huấn đại lý bán buôn, sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và trách nhiệm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sáng 3/6, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp Sở NN-PTNT Đồng Tháp và Hiệp hội Croplife Việt Nam tổ chức tập huấn đại lý bán buôn, sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và trách nhiệm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sản xuất nông nghiệp an toàn và có trách nhiệm

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đồng Tháp, tháng 12/2021, Cục Bảo vệ thực vật, Sở NN-PTNT Đồng Tháp và Hiệp hội CropLife Việt Nam đã ký kết triển khai Chương trình hợp tác sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả (hay chương trình Stewardship) trong vòng 5 năm từ năm 2021 đến 2025. Sau 5 tháng chính thức triển khai chương trình, bước đầu dự án đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi, thu hút được nhiều đại lý, nông dân, ngành chức năng và các tổ chức đoàn thể hưởng ứng.

Trong công tác tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, chương trình đã hoàn thành 1 lớp tập huấn cho cán bộ kỹ thuật; 2/6 lớp tập huấn cho các cơ sở buôn bán thuốc BVTV ở huyện Thanh Bình và Tháp Mười với 129 cơ sở tham dự; 18/18 lớp tập huấn cho nông dân về sử dụng phân bón, thuốc BVTV an toàn, hiệu quả và thu gom chai lọ, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng để đúng nơi quy định với 540 nông dân tham dự. Bên cạnh đó, dự án cũng xây dựng 2 mô hình thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên lúa và hoa kiểng.

Tập huấn giúp nâng cao nhận thức và thói quen sử dụng thuốc một cách có trách nhiệm của nông dân, giảm tình trạng lạm dụng thuốc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tập huấn giúp nâng cao nhận thức và thói quen sử dụng thuốc một cách có trách nhiệm của nông dân, giảm tình trạng lạm dụng thuốc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đồng Tháp cũng thực hiện thanh, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV trực tiếp tại 22 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Kết quả có 1 trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi sản phẩm có thông tin nhãn hàng hóa ghi chưa đúng theo quy định, số tiền bị xử phạt là 4 triệu đồng. Tổng số mẫu phân tích là 10 mẫu và kết quả phân tích 10 mẫu đạt.

Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện 10/24 cuộc phát động phát động được phố biến về chương trình hợp tác sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả. Trực tiếp thu gom bao gói, chai lọ thuốc BVTV đã sử dụng trên các tuyến kênh, rạch, mương nội đồng và tập kết về địa điểm phát động với 700 nông dân tham gia và tổng lượng rác thải BVTV thu gom được là 3.857 kg…

Theo ông Lê Văn Chấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Đồng Tháp, hoạt động giúp nâng cao nhận thức và thói quen sử dụng thuốc một cách có trách nhiệm của nông dân, giảm tình trạng lạm dụng thuốc. Đồng thời, xây dựng các mô hình sản xuất nông sản an toàn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn để cấp mã số vùng trồng.

Chiều cùng ngày, Cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Đồng Tháp tổ chức buổi tham quan mô hình tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp để báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo đồng thời phối hợp truyền thông cho mô hình và chương trình Stewardship.

Thông qua dự án này, chương trình kỳ vọng có thể hỗ trợ nâng cao nhận thức, trang bị cho nông dân Đồng Tháp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng các sản phẩm nông nghiệp đầu vào trong đó có các sản phẩm thuốc BVTV đúng cách, sản xuất nông nghiệp an toàn và có trách nhiệm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thông qua dự án này, chương trình kỳ vọng có thể hỗ trợ nâng cao nhận thức, trang bị cho nông dân Đồng Tháp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng các sản phẩm nông nghiệp đầu vào trong đó có các sản phẩm thuốc BVTV đúng cách, sản xuất nông nghiệp an toàn và có trách nhiệm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng

Theo Hiệp hội CropLife Việt Nam, trong khuôn khổ của chương trình hợp tác sẽ hướng tới các hoạt động chính như: Tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả cho nông dân, đại lý và cán bộ tại địa phương, tập trung vào các nguyên tắc sử dụng thuốc, kỹ thuật pha thuốc. Xây dựng các mô hình sử dụng thuốc BVTV tiết kiệm, an toàn và hiệu quả, và mô hình cùng nông dân bảo vệ môi trường. Truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nông dân và cộng đồng về tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm. Thanh tra, kiểm tra việc buôn bán, sử dụng thuốc BVTV tại địa phương.

Thông qua dự án này, Cục Bảo vệ thực vật và Sở NN-PTNT Đồng Tháp cũng như Hiệp hội CropLife Việt Nam hy vọng có thể hỗ trợ nâng cao nhận thức, trang bị cho nông dân Đồng Tháp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng các sản phẩm nông nghiệp đầu vào. Trong đó, có các sản phẩm thuốc BVTV đúng cách, sản xuất nông nghiệp an toàn và có trách nhiệm, từ đó nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.


Tin tức khác

Trung Quốc bao mua, một loại củ của Việt Nam nhắm mục tiêu thu 2 tỷ USD

Trung Quốc bao mua, một loại củ của Việt Nam nhắm mục tiêu thu 2 tỷ USD

26/04/2024 Trung Quốc bao mua, một loại củ của Việt Nam nhắm mục tiêu thu 2 tỷ USD
Gần 1 triệu đồng một ký cơm sầu riêng, chỉ nhà giàu Việt mới dám ăn

Gần 1 triệu đồng một ký cơm sầu riêng, chỉ nhà giàu Việt mới dám ăn

30/03/2024 Điều gì khiến cơm sầu riêng tại chợ Hà Nội vọt lên 850.000 đồng/kg trong khi loại trái cây này của nước ta có sản lượng lên tới hơn 1 triệu tấn mỗi năm?
EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

08/04/2024 Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường này.
1.400ha lúa đông xuân muộn ngoài kế hoạch bị nhiễm mặn

1.400ha lúa đông xuân muộn ngoài kế hoạch bị nhiễm mặn

Đến nay, Sóc Trăng đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt, tuy nhiên diện tích lúa đông xuân muộn nằm ngoài kế hoạch của địa phương có nguy cơ bị ảnh hưởng.